Friday, April 10, 2009

NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ MÀU CỜ TỔ QUỐC


"Tôi sinh ra trong loạn ly của đất nước, chẳng lẻ tôi lại chết ở xứ người sao cô ?" Người lính già nhìn ra cửa chờ người bạn đến rước, anh hỏi nhưng anh dường như anh không cần câu trả lời. Mà làm sao tôi trả lời anh được!
“Chù dán tấm lịch nầy trên cửa tủ lạnh để nhớ ngày trở lại tiếp máu nhen chú.” Tôi nói để đánh trống lảng.
“Ðau mà được bác sỉ trị bệnh thì tôi không quên đâu cô ạ.” Lần nầy người lính già nhìn tôi, như anh tìm trong mắt tôi một nơi để gởi lại cái bị đời của anh. Một người vợ trẻ và bốn đứa con thơ.
“Chúng cầm tù chú mấy năm hả chú?” Tôi hỏi:
“Mười chín năm cô ạ.” Chú nhìn xuống bàn tay xương xẩu, vuốt mấy sợi tóc bạc phơ còn lại sau ba tháng “chemotherapy” rồi đội lại cái nón base ball màu xám tro vợ chú đem về ở hảng may nón để chú che cho ấm đầu. “Tôi nhảy xuống Hòa Bình năm 1966 không đầy hai tuần lể cả bọn chúng tôi bị bắt, năm 1985 chúng tôi được thả về, mấy anh em kia có người chết trước đó, có người về nửa đường chết nửa cô ơi.”
Tôi được dịp chăm sóc anh lính Biệt Kích già nầy vì tôi làm việc trong nhà thương Northlake, nơi anh đến trị bịnh. Trong vòng hai tháng mà anh vô phòng cứu cấp ba lần, lần đầu tiên gặp anh là hôm tôi thấy xe cứu thương chở đến phòng cứu cấp một người Việt Nam, hai người Mỹ to lớn đẩy băng-ca trên đó một thân hình nhẹ nhỏm, không hay biết gì, hai tay quờ quạng một cách yếu đuối. Tôi không biết anh là ai nhưng tôi biết anh là người Việt Nam đủ rồi, tôi vào phòng cắp cứu với bác sì với anh.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ, bác sỉ cho anh nhập viện, mấy ngày sau anh khoẻ lại tôi có khuyên anh nên tìm một bác sỉ gia đình theo dỏi bịnh của anh thường xuyên hơn chớ đừng để bị té xỉu hoài ở nhà nguy hại lắm.

Anh bằng lòng, và sau đó bác sỉ gia đình của anh gởi anh tới một bác sỉ chuyên môn về ung thư. Vì bác sỉ trong nhà thương nghi là anh bị ung thư..

Quả thật, anh bị ung thư máu. Tôi đã giúp anh lần đầu tại phòng cứu cắp, tìm cho anh bác sỉ gia đình thì tôi cũng nên giúp anh cho đến nơi đến chốn. Tôi lại là người đem hun tin đến cho anh. Suốt đêm trước đó tôi trằn trọc mãi, không biết tìm lời nào cho nhẹ hơn hai tiếng “ung thư” để dịch cho anh.

Người lính Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa can đãm ngoài chiến trường, ngày nay người lính già nầy vẫn còn cái khí thế của anh Biệt Kích trên nền trời xanh của Việt nam.

Ðứng trước mặt anh và bác sỉ, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt anh rồi tôi từ từ nói:

“Kết quả cho biết là chú bị ung thư ở cổ chú à.”

“Cô hỏi bác sỉ tôi còn bao lâu?” Chú bình tỉnh hỏi:

“Bác sỉ hỏi chú muốn ổng trị bịnh cho chú không?”

“Trị bằng cách nào? Mổ lấy ung thư ra hay sao?”

“Không có mổ, bác sỉ sẽ trị bàng thuốc, kết quả chỉ có thể đoán dược 50% thành công thôi, phản ứng của thuốc sẽ làm mất sức chú lắm, như ói mửa, rụng tóc, ăn không được, mất ngủ trong thời gian trị bịnh. Nhưng sau đó tóc của chú sẽ mọc lại. Ðiều quan trọng là trong thời gian trị bịnh chú phải đến đây ba tháng liên tiếp, và mỗi tháng chú đến nhà thương và phòng mạch nầy độ hai mươi lăm lần” Tôi nhìn phản ứng trên khuôn mặt không còn sự sống của chú.

“Trị bịnh thì phải cố gắng, nhưng làm sao tôi đến nhà thương được hai mươi lăm lần trong một tháng? Tôi mới đến Mỹ, chưa biết lái xe, mà có biết cũng không có tiền mua xe. Thỉnh thoảng đến đây là nhờ anh em chở dùm, hay là xe cứu thương chở tôi đến nhà thương, mình đâu có thể làm phiền anh em quá như thế! “ tiếng anh nói chứa đựng ngao ngán của một người không có phương cách nào xoay trở.

Tôi chỉ biết “anh em” của chú qua mấy lần họ đưa rước chú ở nhà thương, nhưng tôi đánh liều.

“Chuyện đó để tôi lo, chú cứ cho bác sỉ biết là chú muốn trị bịnh không đả.” Tôi nói:

Anh lính già gật đầu. Bác sỉ nhìn anh rồi nhìn tôi, ông nói:” Cho ổng biết là tôi sẽ trị bịnh cho ổng với tất cả khả năng của tôi, và tôi rất kính trọng một cựu chiến binh can đãm như ông. Cám ơn ông đã tin tưởng nơi tôi, tôi sẽ săn sóc ông hết lòng.”

Rồi bác sỉ đưa một lược mấy văn kiện bằng tiếng Anh, ông bảo tôi dịch trước khi chú ký tên. Một tờ cho phép bác sỉ trị bịnh cho chú, một tờ cho phép văn phòng bác sỉ đòi tiền medicaid, một tờ cho phép bác sỉ hội ý với bác sỉ chuyên môn khác nếu cần để trị bịnh cho chú.

Tối hôm đó tôi về nhà điện thoại cho anh Nguyễn Thanh Châu, người bạn đồng ngũ, cũng đã bị cộng sản bát bỏ tù như chú. Bây giờ tới lượt tôi trổ tài năn nỉ.

“Anh Châu hả? Dung đây, mạnh giỏi không ông? Oâng làm ở Harry’s Framer Market có rau trái tươi, ăn uống toàn là đồ bổ thì chắc anh mạnh khỏe lắm hén!” Tôi phá anh:

“À chị Dung, còn chị làm ở nhà thương thì chắc chị mạnh hơn bọn HO già của tôi” Anh Châu cười, tiếng cười của anh làm cho người khác vui lây.

“Anh em của mình còn sức khỏe, nhưng ông Quách Tỏm đau nhiều quá ổng cần bọn mình tiếp tay với ổng anh Châu à.” Tôi mở giọng năn nĩ.

“Chúng tôi chăm sóc ổng từ sáu tháng nay, từ ngày ổng bước chân tới đất Mỹ cho đến bây giờ.” Anh Châu nói với giọng buồn cho ông Quách Tỏm.

Ổng thường nhắùc đến công ơn của các anh trong Gia Ðình Biệt Kích ở Atlanta, chúng mình có gia đình, có sức khỏe, có công ăn việc làm, ai cũng phải đi cày, nhưng chuyến nầy mình phải tổ chức sao để chơ ổng đi nhà thương ít nhứt 25 lần trong một tháng mà ba tháng như vậy.

“Trời ơi làm sao mà chở nổi chị Dung?” Anh Châu hốt hoảng lên.
û” Anh hợp lại với anh em Biệt Kích đi, ngày xưa thằng cộng sản Bắc Việt nó bỏ tù các anh, ai mạnh thì săn sóc người yếu, ai yếu người mạnh giúp để chống chõi với đoàn thú vật đó ; bây giờ ổng cần các anh giúp ổng để chống lại tử thần. Chúng mình mỗi người một tay giúp chú và vợ con chú anh ơi.”
“Ðược rồi, tối nay tôi sẽ nói chuyện với anh Quách Rạng, chị an tâm” anh Châu trả lời.

Thế rồi gia đình Biệt Kích phân công nhau giúp đở gia đình người bạn già, một lần nửa lại đánh giặc và một lần nửa có bạn đồng ngủ trung thành ở một bên với anh.

Nhưng tiếc thay, ba tháng sau bệnh chủa chú càng ngày càng trầm trọng. Bác sỉ cho tôi biết chú chỉ còn ba hoặc bốn tuần nửa thôi. Lần nầy tôi không dám nói với chú, nhưng tôi cho anh Châu biết, các anh dặn nhau đừng để cho vợ chú biết để chị ấy vửng tin thần nuôi con và chăm sóc chú.
Một hôm tôi và chú ngồi chờ anh Quách Nhung, cháu họ của chú đến chở về sau khi chú Quách Tỏm chích thuốc. Tôi muốn sắp đặt cho chuyến đi vĩnh diển của chú theo ý muốn của chú, nên tôi dọ ý.

“Một mai tôi có chết, tôi không muốn người ta đến nhìn cái măït chết của tôi đâu chú.” Tôi nói:
“Ðể cho người ở lại họ đở nhớ mình thì tôi cho nhìn mặt, mà tại sao cô không cho người ta nhìn mặt cô?” Chú hỏi:

“Tôi nghỉ lúc chết mặt mình xấu quắc, người ta nhìn tôi, tôi giận lắm đó.”

“Tôi cũng nghỉ như cô, lúc trẻ tôi đâu có súng răng, đầu bạc như thế nầy, tôi bảnh trai nhứt làng trên Ban mê Thuộc đấy cô ạ. Thôi thì không cho nhìn mặt nhé." Chúng tôi cười.

“Nếu tôi chết trước chú nhắc bạn bè đừng cho tôi bông màu đỏ nhé, tôi ghét màu đỏ lăm, nó nhắc nhở quê hương mình đang rỉ máu.” Tôi nhìn vô dách dấu hai con mắt đỏ gây.

“Tôi cũng có một ước mơ, tôi muốn được đắp bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của mình. Vậy ai chết sau lo cho người chết trước cô nhé. Nhưng mà làm sao cô chết trước tôi được, dạo nầy tôi yếu hơn ba tháng trước lắm cô ạ, chỉ không dám than thở sợ vợ con buồn tội nghiệp nó. Tội nghiệp vợ tội!” Mắt chú nhìn đến một nơi xa xôi nào chớ không nhìn tôi.

Một tuần sau xe cứu thương chở chú Quách Tỏn vào bệnh viện. Chú ăn không được, nói không được nhưng chú biết và nhận ra tất cả bè bạn đến thăm chú. Chú muốn nói lắm, nên tôi đưa cây viết và cuốn tập cho chú. Hai bàn tay quờ quạng, chú viết tứ tung, chúng tôi chỉ nhận ra vài câu:"cám ơn tất cả, gởi lại vợ con, gặp cô nhà báo, cám ơn cô Dung."

Suốt tuần lể trong cơn mê, cơn tỉnh, tôi khuyên vợ con chú đến thăm, nói chuyện, tỏ tình, lao mồ hôi, thấm nước lên môi cho chú. Chú không nói được nhưng chú cười khi có đủ mặt vợ con, bè bạn.

Cô nhà báo là cô Elizabeth Kurylo, phóng viên của tờ báo Atlanta Journal trước đó một vài tháng có viết một bài báo rất hay nói đến Gia Dình Biệt Kích tại Atlanta, cô rất thương gia đình chú Tỏm. Làm theo lời yêu cầu của chú, tôi gọi cô Elizabeth tới thăm chú. Cô khóc nhiều lắm, cô nắm hai bàn tay không còn sự sống của người lính già cô nói:”Anh là một người có danh dự, anh là người yêu nước. Dân tộc Mỹ cũng như dân tộc Việt Nam ghi ơn anh. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh.”

Vợ, con, bạn đồng ngủ, bà con hàng xóm và tôi có trước mặt trước giờ cuối cùng của chú Quách Tỏm trong cái phòng nhỏ hẹp của bệnh viện. Các anh nhờ tôi gọi hỏi nhà hoàng về việc mai táng , gia đình, bà con và ông thầy trên chùa bàn tín nghi lể cả tiếng đồng hồ.

Tôi chỉ có một vấn đề quan trọng để cho gia đình chú biết, nên tôi chen chân vào giửa đám đông rồi tôi nói:

“ Chú Tỏm muốn được lá cờ phủ lên quan tài của chú, các anh đây có ai có lá quốc kỳ của mình không?”

Một ông HO cũng thuộc vào hàng có chức phát biểu:

"Dạ chưa chị, chắc là chị không có ở trong quân đội nên chị không biết nghi lể, thể thức của quân đội, nhưng chỉ có tướng, tá hay tử trận mới được đắp cho một lá cờ."

Tôi cướp lời anh HO.

“Ai dám cản việc nầy đây? Ai không cho phép anh nói người đó nói chuyện với tôi nhen.” Tôi nhìn ông ấy từ đầu đến chân nhưng thật ra tôi muốn nhìn thẳng trong tim ông ta, để biết ông có hiểu nổi sự thiêng liêng giửa lá cờ vàng ba sọc đỏ và người Việt Quốc Gia không?

Trong phòng yên lặng một hồi. Không ai tình nguyện cho lá cờ.

“Trăm việc nhờ cô.” Người vợ cầm tay tôi nói nhỏ:
Hôm sau tôi trao lá cờ vàng ba sọc đỏ cho người góa phụ, chị ôm đứa con nhỏ bốn tuổi và lá cờ.
“Cô tìm được lá cờ cho bố đây con ơi!” Chị nói trong tai thằng bé.

Ðám tang của chú Quách Tỏm trang nghiêm và danh dự. Tình chồng vợ, tình cha con, tình anh em, tình đồng đội, tình hàng xóm, tình người nồng nàn trên mặt hơm một trăm người từ già đến trẻ tiển chú đi. Bà dân Biểu Cynthia Mc Kiney của Georgia gởi điện văn từ Washington,DC xuống chia buồn với vợ con chú và Gia Ðình Biệt Kích.

Người lính Việt nam Cộng Hòa chết ở thành phố Atlanta lạnh lẻo, có màu cờ quê hương ấp ủ xác anh. Anh chết không phải là hết, vì anh đã để lại cho chúng tôi chử tình- tình người lính với lá cờ vàng ba sọc đỏ, anh yêu màu cờ cho đến chết vẫn còn yêu và tình đồng hương sâu đậm.

Màu cờ vàng sống mãi trong lòng chúng ta cũng như chú Quách Tỏm sống mãi trong lòng anh chị em chúng tôi nơi đây xứ “Cuốn Theo Chìu Gió.”

Ðặng Mỹ Dung